Chỉ số creatinin là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Creatinin không chỉ có vai trò trong việc cung cấp năng lượng cho các cơ hoạt động mà nó còn là chỉ số dùng để đánh giá, theo dõi tình trạng của thận. Vậy creatinin là gì? Chỉ số creatinin bao nhiêu là bình thường, bất thường? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của ieatgravel.com chúng tôi để có được câu trả lời chính xác nhé.

I. Creatinin là gì?

Creatinin là chỉ số đánh giác chức năng hoạt động của thận
Creatinin là hợp chất hóa học còn sót lại trong quá trình sản sinh năng lượng cơ bắp. Chúng được thận đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu với lượng chất sản xuất mỗi người thường rất ít. Vì thế, thông qua chỉ số creatinin sẽ giúp đánh giá được chức năng của thận cũng như quá trình lọc mọc, đào thải chất cặn bã.
Bên cạnh đó, chỉ số creatinin còn được dùng để tính chỉ số lọc cầu thận, qua đó đánh giá được chức năng của cầu thận.

II. Chỉ số creatinin bao nhiêu là ổn định?

Khi chức năng hoạt động của thận bình thường, nồng độ creatinin máu sẽ được duy trì ở mức độ ổn định. Cụ thể ở người trưởng thành, mức nồng độ creatinin là gì?
  • Với nam giới trưởng thành, chỉ số creatinin từ 0.6 đến 1.2 mg/dL
  • Với nữ giới trưởng thành, chỉ số creatinin từ 0.5 đến 1.1 mg/dL.
Còn đối với trẻ em, chỉ số creatinin bình thường là khoảng 0.2 mg/dL hoặc có thể cao hơn tùy theo độ tuổi trưởng thành của trẻ. Người già có lượng cơ bắp suy giảm nên chỉ số creatinin sẽ thấp hơn so với người trưởng thành.
Khi chỉ số creatinin giảm thấp hoặc tăng cao bất thường sẽ phản ánh chức năng của thận đang có vấn đề, đặc biệt là nguy cơ mắc suy thận. Triệu chứng của bệnh thân rất đa dạng và thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, giảm lượng nước tiểu, sụt cân.
Với những trường hợp đặc biệt, người bệnh suy thận ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện một số biểu hiện như: mệt mỏi, người xanh xao, khó thở, tăng huyết áp, phù từ chân trở lên…

III. Nguyên nhân khiến chỉ số creatinin thay đổi

Theo các chuyên gia sức khỏe, những trường hợp gây ảnh hưởng đến chức năng của thận đề có thể khiến chỉ số creatinin thay đổi. Cụ thể như sau:

1.Suy thận

Chức năng của thận suy giảm có thể khiến chỉ số Creatinin thay đổi
Suy thận chính là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm. Có nhiều yếu tố khác nhau gây ra tình trạng suy giảm chức năng thận, đó là:
  • Suy thận do nguyên nhân trước thận: hẹp động mạch thận, mất nước, suy tim mất bù…
  • Suy thận do nguyên nhân tại thận: tổn thương cầu thuận, tăng huyết áp, bệnh tự miễn…
  • Suy thận do nguyên nhân suy thận: u bàng quang, sỏi tiết niệu…
Thông qua kết quả xét nghiệm nồng độ creatinin là gì, chúng ta có thể đánh giá, phân loại mức độ suy giảm chức năng thận như sau:
  • Suy thận cấp độ 1: chỉ số creatinin trong khoảng dưới 1.5 mg/dL
  • Suy thận cấp độ 2: chỉ số creatinin từ 1.5 đến 3.4 mg/dL
  • Suy thận cấp độ 3a: chỉ số creatinin từ 3.5 đến 5.9 mg/dL
  • Suy thận cấp độ 3b: chỉ số creatinin từ 6.0 đến 10 mg/dL
  • Suy thận cấp độ 4: chỉ số creatinin trê 10 mg/dL.
Khi người bệnh suy thận ở cấp độ 3b thì cần tiến hành chạy thận nhân tạo hàng tuần.

2. Bệnh mãn tính

Trường hợp người bệnh có bệnh mãn tính kéo dài gây ra tình trạng suy nhược cơ thể nặng khiến khối lượng cơ trong cơ thể giảm dần. Vì thế, lượng creatinin tích trữ trong cơ cũng giảm dần, khiến chỉ số creatinin thấp hơn mức bình thường.
Đặc biệt ở người già, người bệnh vừa trải qua phẫu thuật, chỉ số creatinin thường thấp hơn so với mức dự kiến. Do đó, chúng ta cần có kế hoạch để chăm sóc người bệnh tốt giúp họ nhanh chóng hồi phục.

IV. Cách ổn định nồng độ creatinin

Qua thông tin giải thích creatinin là gì, có thể thấy chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy nên để ổn định chỉ số creatinin, bạn hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây.

1. Khám, chẩn đoán điều trị nguyên nhân gây bệnh

Người bệnh nên thăm khám, điều trị những nguyên nhân khiến chức năng thận bị ảnh hưởng
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để ổn định nồng độ creatinin. Nếu nồng độ creatinin tăng cao do chế độ ăn uống, thực phẩm hoặc từ những bệnh lý khác thì chỉ cần điều trị bệnh thật tốt.
Đối với trường hợp nồng độ creatinin tăng cao do những vấn đề liên quan đến thận thì bắt buộc phải điều trị bệnh thận. Với mỗi cấp độ suy thận khác nhau, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp như sử dụng kháng sinh, chạy thận, ghép thận…

2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh thì việc thay đổi thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào việc ổn định nồng độ creatinin.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày để hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả.
  • Cung cấp nhiều vitamin, chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc và các loại hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, thực phẩm đông lạnh. Không sử dụng các loại chất kích thích và đồ uống có gas, có cồn…
  • Duy trì chế độ ăn uống ít Natri, nên lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng Natri thấp trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu Phốt pho như cá, ngô, thịt gia súc, đồng vật có vỏ… Bởi vì việc tiêu hóa các loại thực phẩm này khiến thận gặp nhiều khó khăn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm, kali như đồ hải sản…
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để chăm sóc sức khỏe cũng như kết hợp với lối sống lành mạnh.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nồng độ creatinin là gì, cũng như vai trò của nó khi đánh giá chức năng của thận. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về sức khỏe. Đồng thời biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.